Thời tiết: 20 °C / 68 °F
Giờ địa phương:

103 – 105 Đường Võ Nguyên Giáp, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ hành Sơn, Tp. Đà Nẵng, Việt Nam

7.0 km từ Sân bay Quốc tế Đà Nẵng

1 Room, 1 Adult, 0 Child, 1 Night
Room Type
* Best Price Guarantee
+
ĐẶT PHÒNGCLOSE
Image

Đà Nẵng chú trọng phát triển du lịch ẩm thực


(Tổ Quốc) – Du lịch ẩm thực luôn là mũi nhọn được tập trung phát triển du lịch bền vững tại Đà Nẵng. Do đó, Đà Nẵng rất cần những cuộc thi đầu bếp chuyên nghiệp để thúc đẩy giao lưu kiến thức, kỹ năng, tạo tiếng vang trong cộng đồng địa phương và quốc tế, góp phần vào phát triển du lịch thành phố…

Đó là chia sẻ của Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Hoài An tại Cuộc thi “Đầu bếp chuyên nghiệp Đà Nẵng 2024” diễn ra vào ngày 10/12.

Cuộc thi do Hội Khách sạn Đà Nẵng tổ chức cùng với chuỗi sự kiện gồm “Hội thảo giải pháp và chiến lược cho ngành khách sạn 2024”, “Triển lãm sản phẩm cung ứng ngành khách sạn”, “Hội thảo triển vọng kinh doanh ngành du lịch và xu hướng 2025”, “Hội thảo mua hàng trách nhiệm và vận hành khách sạn bền vững”.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Nguyễn Thị Hoài An phát biểu tại Cuộc thi “Đầu bếp chuyên nghiệp Đà Nẵng 2024”.

Chuỗi sự kiện được Hội Khách sạn Đà Nẵng phối hợp với Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Đà Nẵng, và Hiệp Hội Xuất Khẩu Trứng và Gia Cầm Mỹ (USAPEEC), Hội đồng Đậu nành Hoa Kỳ tổ chức trong hai ngày 9-10/12.

Phát biểu trong buổi khai mạc Cuộc thi “Đầu bếp chuyên nghiệp Đà Nẵng 2024” ngày 10/12, Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Hoài An đánh giá, du lịch ẩm thực luôn là mũi nhọn được tập trung phát triển du lịch bền vững tại Đà Nẵng.

“Do đó, Đà Nẵng rất cần những cuộc thi đầu bếp chuyên nghiệp để thúc đẩy giao lưu kiến thức, kỹ năng, tạo tiếng vang trong cộng đồng địa phương và quốc tế, góp phần vào phát triển du lịch Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung”, bà An cho biết.

Ông Lê Văn Đại, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Đà Nẵng nhận định, Cuộc thi “Đầu bếp chuyên nghiệp Đà Nẵng 2024” là năm thứ ba liên tiếp được tổ chức, không chỉ tôn vinh nghề bếp – một nghề cao quý, mà còn thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo không ngừng của các đầu bếp chuyên nghiệp tại Đà Nẵng, qua đó, sẽ gia tăng trải nghiệm ẩm thực chung của thành phố Đà Nẵng.

28 đầu bếp chuyên nghiệp tham gia cuộc thi.
Các đầu bếp tranh tài có màn trình diễn xuất sắc, món ăn thơm ngon, hương vị xuất sắc, và đáp ứng đúng tiêu chí sáng tạo, kết hợp đặc biệt giữa nguyên liệu quốc tế trong món ăn Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Quỳnh – Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, Chủ tịch Hội khách sạn Đà Nẵng cho biết: Hội thảo Giải pháp chiến lược cho ngành khách sạn 2024, với các bài tham luận từ các diễn giả hàng đầu từ đại diện Sở Du lịch Đà Nẵng, Agoda, Outbox,… đã mang đến một những thông tin cập nhật mới nhất, xu hướng thị trường du lịch, góp phần rất lớn cho các lãnh đạo, cán bộ quản lý khách sạn tại Đà Nẵng lên kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh trong thời gian đến. Bên cạnh đó, triển lãm giới thiệu các sản phẩm cung ứng ngành khách sạn là cơ hội để các nhà cung ứng ra mắt, giới thiệu những sản phẩm tiên tiến, kết nối trực tiếp với các đơn vị kinh doanh ngành khách sạn.

Đại diện nhà cung ứng giới thiệu sản phẩm nông sản đến các vị đại biểu, khách quý và các đơn vị trong ngành khách sạn tham gia buổi hội thảo.

“Về Cuộc thi Đầu bếp chuyên nghiệp Đà Nẵng 2024, chúng tôi sẽ tổ chức thường niên, hướng đến mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành “Bếp chung” để cho các nền ẩm thực quốc tế được giới thiệu. Với nguyên liệu của thế giới được sử dụng trong món ăn Việt Nam, và các nguyên liệu Việt Nam được sáng tạo, sử dụng trong các món ăn quốc tế”, ông Quỳnh chia sẻ.

Ông Nguyễn Đức Quỳnh – Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, Chủ tịch Hội khách sạn Đà Nẵng, giới thiệu robot phục vụ mang hồ sơ tự động được ứng dụng trong triển lãm.

Chef Norbert Ehrbar – Cố vấn ẩm thực USAPEEC, Trưởng ban giám khảo, đánh giá các đầu bếp tranh tài có màn trình diễn xuất sắc, món ăn thơm ngon, hương vị xuất sắc, và đáp ứng đúng tiêu chí sáng tạo, kết hợp đặc biệt giữa nguyên liệu quốc tế trong món ăn Việt Nam. Chef Norbert kỳ vọng sự phấn đấu và không tài năng của các đầu bếp chuyên nghiệp tại Đà Nẵng sẽ giúp họ ngày càng phát triển cho sự nghiệp của bản thân, cũng như đóng góp giá trị tích cực cho nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.

 


Cuộc thi Đầu bếp chuyên nghiệp Đà Nẵng 2024 đã với 14 đội thi gồm 28 đầu bếp chuyên nghiệp, được đánh giá bởi 4 đầu bếp uy tín: Chef Norbert Ehrbar, Trưởng Ban Giám khảo – Cố vấn Ẩm thực Hội đồng Xuất khẩu Trứng & Gia cầm Hoa Kỳ (USAPEEC), Iron Chef Lê Xuân Tâm, Cố vấn USAPEEC, Chef Doãn Văn Tuấn – Cố vấn USAPEEC; Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Đà Nẵng, Chef Nguyễn Danh Hinh, Tổng Bếp trưởng Trung tâm Hội nghị tiệc cưới Lạc Hồng. Chiến thắng chung cuộc đã thuộc về đội thi từ InterContinental Danang Sun Peninsula Resort với món “Salad Gà Mỹ kiểu Hội An” (Hoi An U.S Chicken Salad) và “Mỳ Quảng với Gà Mỹ” (U.S Chicken Quang Noodle).

Image

Top 10 Công ty Du lịch uy tín & Top 5 Khách sạn, Resort uy tín năm 2024


Ngày 06/12/2024, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty Du lịch uy tín & Top 5 Khách sạn, Resort uy tín năm 2024.

Top 10 Công ty Du lịch uy tín & Top 5 Khách sạn, Resort uy tín năm 2024 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên ba tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính từ năm 2023 đến nay; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding – mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 10-11/2024.

Danh sách 1: Top 10 Công ty Du lịch uy tín năm 2024

Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty Du lịch uy tín năm 2024, tháng 12/2024

Danh sách 2: Top 5 Khách sạn uy tín năm 2024

Nguồn: Vietnam Report, Top 5 Khách sạn uy tín năm 2024, tháng 12/2024

Danh sách 3: Top 5 Resort uy tín năm 2024

Nguồn: Vietnam Report, Top 5 Resort uy tín năm 2024, tháng 12/2024

Kỳ vọng “khởi đầu ấn tượng, hứa hẹn bứt phá”

Ngành Du lịch & Khách sạn, Resort Việt Nam bước vào năm 2024 với nhiều tín hiệu tích cực, thể hiện qua sự tăng trưởng doanh thu ở cả lĩnh vực du lịch lữ hành và dịch vụ lưu trú, ăn uống. Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm, doanh thu từ du lịch lữ hành ước đạt 50,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 602,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng mức và tăng 12,5% so với năm 2023. Những con số này cho thấy đà phục hồi và phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch sau giai đoạn đầy biến động.

Tuy nhiên, bức tranh kinh doanh lại có sự phân hóa rõ rệt. Theo khảo sát của Vietnam Report, mặc dù doanh thu tiếp tục tăng trưởng ổn định, áp lực về chi phí lại gia tăng, thể hiện qua tỷ lệ doanh nghiệp báo cáo sụt giảm lợi nhuận tăng từ 7,2% lên 11,1%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn trong việc kiểm soát chi phí và duy trì biên lợi nhuận. Đặc biệt, chi phí vận hành tăng, yêu cầu đầu tư vào công nghệ số hóa, và áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững đang tạo ra những gánh nặng tài chính không nhỏ.

Hình 1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2023-2024

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp Du lịch & Khách sạn, Resort, tháng 10/2023-2024

Năm 2025 không chỉ được kỳ vọng là năm của sự phục hồi mà còn là thời điểm để toàn ngành chuyển mình mạnh mẽ hơn, hướng tới phát triển bền vững. Mặc dù vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, những tháng đầu năm được kỳ vọng sẽ mang lại tín hiệu tích cực nhờ đây là mùa cao điểm đón khách quốc tế. Kỳ vọng này được phản ánh rõ nét trong kết quả khảo sát của Vietnam Report khi có tới 71,4% doanh nghiệp bày tỏ niềm tin vào một bức tranh khả quan hơn trong năm 2025. Sự lạc quan của các doanh nghiệp hoàn toàn có cơ sở khi nhìn vào mục tiêu đầy tham vọng mà ngành du lịch Việt Nam đặt ra cho năm tới. Theo đó, ngành hướng tới đón từ 25-28 triệu lượt khách quốc tế và 130 triệu lượt khách nội địa, đóng góp trực tiếp 8-9% vào GDP. Đồng thời, ngành dự kiến tạo ra 6,3 triệu việc làm, trong đó có 1,2 triệu việc làm trực tiếp, phản ánh nỗ lực không chỉ phục hồi mà còn vươn lên mạnh mẽ, hướng tới phát triển bền vững và trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu thế giới.

Hình 2: Triển vọng ngành Du lịch & Khách sạn, Resort năm 2025

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp Du lịch & Khách sạn, Resort, tháng 10/2024

Yếu tố chính tác động đến ngành Du lịch & Khách sạn, Resort dưới góc nhìn doanh nghiệp

Kinh tế vĩ mô

Sự phục hồi kinh tế trong năm 2024 mang lại tín hiệu tích cực cho ngành Du lịch – Khách sạn, Resort đặc biệt khi các yếu tố như tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp giảm và lạm phát dần ổn định tạo ra môi trường thuận lợi cho chi tiêu tiêu dùng. Khi thu nhập cá nhân được cải thiện, người dân có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các hoạt động giải trí và nghỉ dưỡng, từ đó thúc đẩy nhu cầu trong ngành du lịch nội địa và quốc tế.

Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và nằm trong nhóm cao nhất khu vực đã tạo nền tảng vững chắc để củng cố sức mua trong nước, đặc biệt ở tầng lớp trung lưu và cao cấp. Điều này góp phần thúc đẩy nhu cầu du lịch nội địa và quốc tế, khi người dân ngày càng sẵn sàng chi tiêu cho các hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí. Đồng thời, sự lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới cũng mang lại lượng lớn khách quốc tế đến Việt Nam, khẳng định vị thế của đất nước như một điểm đến du lịch hấp dẫn. Đáng chú ý, trong bối cảnh bất ổn địa chính trị toàn cầu, Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn, ổn định và thân thiện. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng khi du khách quốc tế ngày càng ưu tiên lựa chọn các quốc gia mang lại cảm giác an tâm, từ môi trường chính trị ổn định đến các tiêu chuẩn an toàn trong dịch vụ và điểm đến.

Sự dịch chuyển tiêu dùng

Hình 3: Mức chi tiêu cho du lịch

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát người tiêu dùng Du lịch & Khách sạn, Resort, tháng 11/2023-2024

Sau giai đoạn kinh tế biến động với lạm phát gia tăng, giá cả hàng hóa leo thang và khủng hoảng địa chính trị, người tiêu dùng đã có xu hướng tiết kiệm và tập trung chi tiêu vào các nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, bước sang năm 2024, khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc và nhiều chính sách kích cầu du lịch được triển khai, ngành Du lịch & Khách sạn, Resort đã ghi nhận những tín hiệu tích cực ban đầu. Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, tỷ lệ người tiêu dùng sẵn sàng tăng mức chi tiêu cho du lịch đã tăng đáng kể, đạt 48,1%, so với chỉ 27,6% trong năm 2023. Đây là một sự cải thiện ấn tượng, phản ánh xu hướng phục hồi mạnh mẽ của ngành này và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng.

Hình 4: Sự thay đổi của khách du lịch trong lựa chọn kênh đặt dịch vụ du lịch

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát người tiêu dùng Du lịch & Khách sạn, Resort, tháng 11/2023-2024

Khuynh hướng dịch chuyển từ mua sắm trực tiếp sang các kênh trực tuyến đã tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024. Theo kết quả khảo sát Xu hướng tiêu dùng 2024 của Vietnam Report, tỷ lệ đặt dịch vụ qua các ứng dụng du lịch (Traveloka, Booking.com…) đã tăng mạnh từ 31,4% năm 2023 lên 71,4% năm 2024, trở thành kênh được ưa chuộng nhất. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi tính tiện lợi, khả năng so sánh giá và đánh giá, cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn từ các nền tảng này. Tương tự, đặt qua website của công ty du lịch cũng tăng từ 26,5% lên 57,1%, cho thấy các doanh nghiệp đã đầu tư hiệu quả vào cải thiện giao diện và tối ưu hóa trải nghiệm trực tuyến. Bên cạnh đó, tỷ lệ đặt qua sàn thương mại điện tử và mạng xã hội (Facebook, Zalo,…) cũng tăng đáng kể, lần lượt đạt 37,7% và 35,1% trong năm 2024. Những kênh này đang ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến nhờ sự tiện lợi, tương tác nhanh chóng và các chương trình giảm giá độc quyền. Ngược lại, các kênh truyền thống như đặt trực tiếp tại văn phòng đại lý hoặc với nhà cung cấp tại điểm du lịch ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt, phản ánh xu hướng ưu tiên các nền tảng trực tuyến hiện đại. Sự chuyển dịch này được thúc đẩy bởi quá trình số hóa ngành du lịch, sự phát triển công nghệ và thay đổi hành vi tiêu dùng sau đại dịch, khi khách hàng ngày càng tìm kiếm những phương thức đặt dịch vụ nhanh chóng, minh bạch và linh hoạt hơn.

Sự bùng nổ của số hóa

Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) đã thay đổi cách các doanh nghiệp du lịch tương tác với khách hàng. AI giúp tối ưu hóa chiến lược marketing thông qua việc phân tích dữ liệu lớn (Big Data), từ đó hiểu rõ hơn nhu cầu và hành vi khách hàng. Công nghệ này hỗ trợ trong việc cá nhân hóa các chiến dịch tiếp thị, như cung cấp gợi ý điểm đến, dịch vụ hoặc kế hoạch du lịch phù hợp với từng khách hàng. Chatbot tích hợp AI cũng đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc khách hàng, hỗ trợ 24/7, giúp nâng cao trải nghiệm đặt tour, khách sạn hoặc vé máy bay. Bên cạnh đó, VR và AR giúp khách hàng “trải nghiệm thử” các điểm đến trước khi quyết định. Du khách có thể tham quan các khách sạn, khu nghỉ dưỡng hoặc các điểm du lịch thông qua VR, giúp họ hình dung rõ hơn về chuyến đi. AR lại tạo ra các tương tác độc đáo, như việc cung cấp thông tin lịch sử, văn hóa của một địa danh thông qua thiết bị di động, nâng cao trải nghiệm thực tế của du khách tại điểm đến.

Chiến lược ưu tiên của doanh nghiệp Du lịch & Khách sạn, Resort trong năm 2025

Trong bối cảnh công nghệ số bùng nổ, mạng xã hội và các website trực tuyến đã trở thành công cụ chủ đạo trong hành trình tìm kiếm và đặt dịch vụ của người tiêu dùng. Không chỉ là nguồn thông tin, những nền tảng này còn tạo điều kiện để khách hàng chia sẻ trải nghiệm, đánh giá chất lượng dịch vụ và so sánh giá cả một cách nhanh chóng. Trước xu hướng này, các doanh nghiệp Du lịch & Khách sạn, Resort đã kịp thời chuyển đổi chiến lược tiếp thị, tập trung vào việc nâng cao hình ảnh thương hiệu và đẩy mạnh hoạt động marketing trên các kênh số như Facebook, Instagram, YouTube, và các website chính thức. Chiến lược này được 85,7% doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu trong ngắn hạn, phản ánh vai trò quan trọng của việc cải thiện nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.

Hình 5: Chiến lược ưu tiên của doanh nghiệp

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp Du lịch & Khách sạn, Resort, tháng 10/2024

Song song với đó, chiến lược quản trị rủi ro đã nổi lên như một trong những ưu tiên hàng đầu trong dài hạn của các doanh nghiệp ngành Du lịch & Khách sạn, Resort với tỷ lệ ưu tiên đạt 57,1%. Con số này cho thấy các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chủ động ứng phó với những tình huống bất ngờ và thách thức khó lường. Điển hình, năm 2024, toàn ngành chịu tác động nặng nề từ cơn bão Yagi, gây ra thiệt hại lớn tại nhiều điểm du lịch, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh đó, chiến lược quản trị rủi ro là chìa khóa để nhận diện và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn từ đó doanh nghiệp có thể cải thiện khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp, tăng cường sức chống chịu và phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ giúp doanh nghiệp giảm bớt tổn thất trong ngắn hạn mà còn tạo nền tảng vững chắc để duy trì ổn định và phát triển bền vững trong dài hạn.

Xu hướng du lịch 2025

Hình 6: Xu hướng du lịch 2025

Nguồn: Vietnam Report

Đi để trải nghiệm

Xu hướng du lịch giai đoạn 2024–2025 đang chứng kiến sự chuyển dịch rõ rệt từ các chuyến tham quan đơn thuần sang hành trình khám phá chiều sâu, với trọng tâm là trải nghiệm văn hóa và tương tác trực tiếp tại điểm đến. Du khách hiện đại không chỉ thụ động ngắm nhìn mà còn mong muốn hòa mình vào đời sống địa phương, tham gia trực tiếp vào các sự kiện, nghi lễ hoặc hoạt động truyền thống, từ đó hiểu sâu hơn về văn hóa, lịch sử và con người tại mỗi vùng đất. Xu hướng này phản ánh nhu cầu ngày càng cao về những giá trị chân thực, độc đáo và giàu cảm xúc trong mỗi hành trình.

Tính trải nghiệm còn được thể hiện qua sự thay đổi đáng kể trong cách du khách tổ chức chuyến đi. Theo khảo sát của Vietnam Report, tỷ lệ du khách lựa chọn mua tour đã giảm từ 78,1% xuống 55,0% vào năm 2024. Trước đây, khi thông tin về điểm đến còn hạn chế, việc chọn tour theo đoàn lớn là giải pháp an toàn và tiện lợi. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ, các nền tảng trực tuyến và mạng xã hội đã tạo điều kiện cho du khách tự mình lên kế hoạch. Ngày nay, họ ưu tiên các chuyến du lịch tự túc, đi theo nhóm nhỏ hoặc một mình để cá nhân hóa lịch trình và tận hưởng trải nghiệm linh hoạt, sâu sắc hơn.

Ngoài việc thay đổi hình thức du lịch, lựa chọn phương tiện di chuyển cũng cho thấy rõ nhu cầu gia tăng trải nghiệm. Nếu trước đây máy bay là lựa chọn phổ biến cho hành trình dài, thì hiện tại, nhiều du khách đang chuyển sang sử dụng phương tiện cá nhân như ô tô tự lái. Theo kết quả khảo sát xu hướng du lịch của Vietnam Report, 46,8% du khách nội địa ưu tiên phương tiện cá nhân để tăng sự chủ động, tự do và thoải mái, thay vì phụ thuộc vào máy bay, tàu hỏa hay xe khách như trước. Đối với du khách quốc tế, nhu cầu sử dụng các tour trọn gói đang có xu hướng giảm đáng kể. Thay vào đó, họ thường tự lên kế hoạch cho chuyến đi, chỉ đặt vé máy bay, thuê xe tự lái và tự do khám phá từng địa phương theo lịch trình riêng.

Du lịch âm nhạc

Theo thống kê của chuyên trang về xu hướng thị trường Future Market Insights, thị trường du lịch âm nhạc trên toàn cầu đạt 5,5 tỷ USD vào năm 2022 và dự đoán đạt 11,3 tỷ USD trong 10 năm tới, khẳng định vị thế của một xu hướng “tỷ đô” đầy tiềm năng. Đây là lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ tại các quốc gia thuộc khu vực châu Mỹ và dần lan rộng sang châu Á – Thái Bình Dương, trong đó, Việt Nam cũng đang nhanh chóng nắm bắt cơ hội và hòa mình vào xu thế này. Theo báo cáo năm 2023, người tiêu dùng Việt Nam xếp thứ hai tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương về tần suất tham gia các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, với tỷ lệ 41%, chỉ sau Ấn Độ (45%).

Trên thực tế, Việt Nam là một trong những nước có nhiều nghệ sĩ quốc tế đến tổ chức các sự kiện âm nhạc. Những sự kiện này luôn thu hút lượng lớn người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới đến tham dự, và do đó những dịch vụ du lịch phụ trợ cũng được hưởng lợi rất nhiều. Đơn cử như thời điểm nhóm Blackpink biểu diễn tại Hà Nội, Sở Du lịch ước tính, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội khoảng hơn 170.000 lượt, trong đó khách du lịch quốc tế đạt hơn 30.000 lượt. Cũng trong hai đêm diễn của nhóm này, công suất phòng các khách sạn quanh khu vực sân vận động Mỹ Đình tăng 20%. Không chỉ các sự kiện âm nhạc của các nghệ sĩ quốc tế, vài năm trở lại đây, các concert mang đậm dấu ấn “thuần Việt” đã nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, hai chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai và Anh trai “say hi” đã tạo nên dấu ấn mạnh mẽ bởi sự đầu tư bài bản và quy mô, hai sự kiện này đã tạo nên làn sóng thu hút hàng chục nghìn lượt khách du lịch đến với địa điểm tổ chức. Sự kết hợp giữa biểu diễn âm nhạc và du lịch tạo ra giá trị gia tăng rõ rệt, không chỉ thu hút lượng khách lớn hơn mà còn kéo dài thời gian lưu trú, đồng thời kích thích chi tiêu cho các dịch vụ như ẩm thực, mua sắm và giải trí, tạo ra giá trị gia tăng rõ rệt cho ngành Du lịch & Khách sạn, Resort.

Khám phá du lịch qua lăng kính truyền hình thực tế

Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các chương trình truyền hình thực tế như 2 Ngày 1 Đêm, Hành trình rực rỡ, La cà hát ca, và Cuộc đua kỳ thú đã tạo ra tác động tích cực, đặc biệt đối với ngành Du lịch & Khách sạn, Resort. Không chỉ thu hút lượng lớn khán giả, những chương trình này còn trở thành công cụ quảng bá hiệu quả, giới thiệu những điểm đến hấp dẫn và nét đẹp văn hóa, phong tục tại Việt Nam. Sự kết hợp giữa yếu tố giải trí và trải nghiệm thực tế đã khuyến khích người xem khám phá trực tiếp các địa danh được giới thiệu.

Theo khảo sát của Vietnam Report, 55,8% người tham gia cho biết xu hướng du lịch của họ bị tác động bởi các chương trình truyền hình thực tế. Trong đó, 75,7% thay đổi địa điểm du lịch theo các điểm đến nổi tiếng trong chương trình. Đồng thời, 54,1% lựa chọn sử dụng dịch vụ tại các khách sạn, nhà hàng xuất hiện trong chương trình, và 45,9% ghi nhận tần suất du lịch tăng lên nhờ cảm hứng từ các chương trình này.

Hiệu ứng tích cực từ các chương trình truyền hình thực tế đã được ghi nhận tại nhiều địa phương trên cả nước. Cụ thể, sau khi lên sóng tại các chương trình này, các địa phương thường ghi nhận lượng du khách tăng đáng kể, góp phần tạo việc làm và thúc đẩy các ngành dịch vụ liên quan như nhà hàng, khách sạn và vận tải. Bên cạnh đó, các chương trình này còn góp phần quảng bá vẻ đẹp tự nhiên, nét độc đáo trong văn hóa địa phương, đồng thời nâng cao ý thức cộng đồng về bảo tồn và phát triển du lịch bền vững. Có thể khẳng định rằng truyền hình thực tế không chỉ là kênh giải trí mà còn đóng vai trò cầu nối quan trọng, giúp các điểm đến mới và ít người biết đến trở nên nổi bật hơn trong bản đồ du lịch Việt Nam.

Từ “Đông sang Tây” đến “Tây sang Đông”

Trước đây, xu hướng du lịch thường ưu tiên sự dịch chuyển từ “Đông sang Tây,” với sức hấp dẫn từ kiến trúc độc đáo, công nghệ hiện đại và lối sống xa hoa. Tuy nhiên, khi thế giới trở nên “phẳng” hơn nhờ toàn cầu hóa, sự chú ý của du khách đã dần dịch chuyển. Ngày càng nhiều người tìm kiếm những giá trị văn hóa đặc sắc và trải nghiệm bản địa, khiến các điểm đến tại khu vực phía Đông, đặc biệt là châu Á, trở thành lựa chọn ưu tiên.

Xu hướng này không chỉ làm nổi bật các quốc gia châu Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế, mà còn thúc đẩy sự phát triển du lịch nội địa. Kết quả khảo sát của Vietnam Report cho thấy 72,7% người tham gia dự kiến tập trung vào các chuyến du lịch nội địa trong năm 2025. Điều này phản ánh mong muốn ngày càng lớn của du khách trong việc hướng về cội nguồn, tìm thấy sự mới lạ và hấp dẫn ở chính những nơi thân quen nhất.

Du lịch bền vững: Từ lý thuyết đến thực tiễn

Du lịch bền vững được định nghĩa là một hướng đi dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, các doanh nghiệp lữ hành, và cộng đồng địa phương, đồng thời bảo tồn và duy trì khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đây không chỉ là một lựa chọn chiến lược mà còn là một yêu cầu cấp bách trước sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên và các vấn đề xã hội toàn cầu. Mô hình phát triển du lịch bền vững được xây dựng dựa trên ba trụ cột cốt lõi: kinh tế, xã hội và môi trường, với mục tiêu đảm bảo sự cân bằng giữa các yếu tố này trong toàn bộ chuỗi hoạt động du lịch.

Vai trò của Chính phủ và sự cam kết chính sách

Thuật ngữ “du lịch bền vững” (Sustainable Tourism) lần đầu xuất hiện vào năm 1996, phản ánh tầm quan trọng của việc cân bằng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển du lịch. Tại Việt Nam, khái niệm này được ghi nhận muộn hơn, vào năm 2017, trong Luật Du lịch 2017. Đây là cột mốc quan trọng, khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy ngành Du lịch & Khách sạn, Resort hướng tới các giá trị bền vững. Gần đây, Chính phủ tiếp tục thể hiện sự quan tâm đến vấn đề này bằng việc ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023. Nghị quyết đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh phục hồi và tăng trưởng du lịch, đồng thời nhấn mạnh yếu tố hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các chiến lược này vẫn thiếu lộ trình cụ thể và các cơ chế thực thi mạnh mẽ để cân bằng lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo phúc lợi xã hội cho các cộng đồng địa phương. Các chuyên gia của Vietnam Report nhận định, một trong những hạn chế lớn nhất là thiếu cơ chế liên kết và hợp tác hiệu quả giữa các bên liên quan, bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và du khách. Bên cạnh đó, các quy định về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ văn hóa địa phương, và hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng dân cư tại các điểm đến du lịch chưa được triển khai đồng bộ. Tại nhiều địa phương, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đang bị khai thác quá mức, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và chất lượng cuộc sống của cư dân bản địa. Ngoài ra, mức độ nhận thức và sự tham gia của người dân, đặc biệt là cộng đồng địa phương, vào các chiến lược phát triển du lịch bền vững còn hạn chế. Điều này không chỉ cản trở việc thực hiện các mục tiêu bền vững mà còn làm giảm khả năng tận dụng nguồn lực bản địa – một yếu tố quan trọng để phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo và phù hợp với điều kiện từng vùng.

Để khắc phục những hạn chế này, cần thiết lập một lộ trình cụ thể hơn, bao gồm các chỉ số đo lường bền vững rõ ràng và kế hoạch hành động chi tiết. Chính phủ cần tạo ra các cơ chế hỗ trợ tài chính và chính sách khuyến khích cho các dự án du lịch bền vững, đồng thời xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng cho cộng đồng địa phương, giúp họ tham gia tích cực vào chuỗi giá trị du lịch.

Hướng tiếp cận bền vững của doanh nghiệp

Theo khảo sát của Vietnam Report, có đến 85,7% doanh nghiệp trong lĩnh vực Du lịch & Khách sạn, Resort nhận định rằng việc thực thi các tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) có tác động đáng kể đến kết quả kinh doanh. Điều này phản ánh tầm quan trọng ngày càng lớn của các yếu tố bền vững trong hoạt động của ngành. Các tiêu chí ESG không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động nội bộ mà còn nâng cao uy tín, củng cố thương hiệu và gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Hình 7: Những hành động doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện để hướng tới cam kết phát triển bền vững

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp Du lịch & Khách sạn, Resort, tháng 10/2024

Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, bên cạnh các yếu tố về Môi trường (E) và Quản trị (G), yếu tố Xã hội (S) đang nhận được sự chú trọng đặc biệt từ các doanh nghiệp. Trong đó, 71,1% doanh nghiệp đã triển khai các chương trình phát triển cộng đồng như hỗ trợ giáo dục, y tế và các hoạt động từ thiện. Đầu tư vào các chương trình phát triển cộng đồng mang lại tác động kép: vừa cải thiện điều kiện sống tại các khu vực du lịch, vừa giúp doanh nghiệp củng cố niềm tin và thiện cảm từ người dân địa phương. Đây là nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự hợp tác lâu dài, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.

Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương vẫn còn khiêm tốn (chỉ 42,9%) đây vẫn là một chiến lược quan trọng nhằm tăng cường sự tham gia của người dân bản địa vào ngành. Với vốn hiểu biết sâu sắc về văn hóa, phong tục và di sản, lao động địa phương có thể mang lại cho du khách những trải nghiệm độc đáo và chân thực, tạo dấu ấn riêng cho điểm đến. Đồng thời, việc tạo cơ hội việc làm tại chỗ không chỉ giảm tỷ lệ thất nghiệp mà còn khuyến khích cộng đồng gìn giữ các giá trị truyền thống, từ đó tạo nên một vòng tuần hoàn tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa địa phương.

Người tiêu dùng dẫn lối du lịch bền vững

Hình 8: Dịch vụ khách du lịch sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn để thúc đẩy phát triển bền vững

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát người tiêu dùng Du lịch & Khách sạn, Resort, tháng 11/2022-2024

Người tiêu dùng hiện nay đang thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn đến du lịch bền vững và sẵn sàng chi trả nhiều hơn để trải nghiệm những dịch vụ thân thiện với môi trường và có trách nhiệm với cộng đồng. Theo khảo sát của Vietnam Report trong giai đoạn 2022-2024, xu hướng này được thể hiện rõ qua sự gia tăng tỷ lệ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ du lịch bền vững qua từng năm. Đáng chú ý, dịch vụ tham quan có mức tăng trưởng mạnh mẽ, từ 63,1% vào năm 2022, lên 75,4% vào năm 2023 và đạt 80,9% vào năm 2024. Sự tăng trưởng này phần lớn nhờ vào các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng và các chính sách hỗ trợ du lịch bền vững, giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn vai trò quan trọng của họ trong việc bảo tồn thiên nhiên và di sản văn hóa.

Một điểm sáng khác là sự thay đổi trong nhận thức đối với dịch vụ vận chuyển. Đây từng là nhóm dịch vụ có tỷ lệ sẵn sàng chi trả thấp nhất, với chỉ 47,7% vào năm 2022. Tuy nhiên, đến năm 2024, tỷ lệ này đã tăng mạnh lên 66,9% cho thấy sự chuyển dịch tích cực trong hành vi của khách hàng. Sự tăng trưởng đột phá này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như các sáng kiến giảm khí thải carbon trên toàn cầu, sự phổ biến của phương tiện xanh (như xe điện và xe chạy bằng năng lượng tái tạo), cùng với sự hỗ trợ từ các chính sách khuyến khích của Chính phủ và các doanh nghiệp trong ngành.

Hình 9: Những hành động của khách du lịch giúp phát triển du lịch bền vững

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát người tiêu dùng Du lịch & Khách sạn, Resort, tháng 11/2022-2024

Một khía cạnh khác của du lịch bền vững là vai trò của người dân địa phương trong chuỗi giá trị. Dù họ thường là nhóm yếu thế nhất nhưng lại đóng vai trò cốt lõi trong việc bảo tồn văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội tại điểm đến. Trong giai đoạn 2022–2024, tỷ lệ du khách chọn mua đặc sản từ người dân địa phương đã tăng từ 60,0% năm 2022 lên 87,6% năm 2024. Đồng thời tỷ lệ du khách cũng lựa chọn “Mua thực phẩm từ các nhà hàng địa phương thay vì các chuỗi nhà hàng” cũng duy trì đà tăng trưởng ổn định (từ 53,8% lên 69,1%). Hành động này không chỉ giúp tạo nguồn thu nhập trực tiếp mà còn duy trì các ngành nghề truyền thống, đóng góp vào việc bảo tồn bản sắc văn hóa.

Đánh giá hoạt động truyền thông của ngành Du lịch – Khách sạn

Kết quả phân tích Media Coding của Vietnam Report chỉ ra những chủ đề xuất hiện nhiều nhất trên truyền thông với ngành Du lịch & Khách sạn, Resort bao gồm: (1) Hình ảnh/ PR/ Scandals; (2) Sản phẩm; (3) Giá; (4) Vị thế trên thị trường và (5) Trách nhiệm xã hội. Đáng chú ý, đã có sự hoán đổi ở ba nhóm chủ đề đầu tiên khi Hình ảnh/ PR/ Scandals vươn lên vị trí số một, phản ánh sự tập trung mạnh mẽ của doanh nghiệp vào việc xây dựng hình ảnh và định vị thương hiệu. Thay vì chỉ tập trung vào phát triển sản phẩm hay cạnh tranh về giá, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng tạo dựng niềm tin và thiện cảm từ khách hàng thông qua các chiến lược truyền thông chuyên nghiệp.

Hình 10: Top 5 chủ đề xuất hiện nhiều nhất trên truyền thông giai đoạn 2019-2024

Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media Coding các doanh nghiệp ngành Du lịch & Khách sạn, Resort từ tháng 10/2019 – 09/2024

Về chất lượng thông tin, các doanh nghiệp trong ngành Du lịch & Khách sạn, Resort được đánh giá là “an toàn” khi tỷ lệ chênh lệch giữa thông tin tích cực và tiêu cực so với tổng lượng thông tin được mã hóa đạt mức 10%, và đạt ngưỡng “tốt nhất” khi trên 20%. Theo thống kê trong 3 năm gần đây, chất lượng thông tin đã cải thiện đáng kể qua từng năm, không chỉ phản ánh nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp hơn trong chiến lược quản trị truyền thông. Việc duy trì tỷ lệ thông tin tích cực vượt trội mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ việc củng cố uy tín, nâng cao niềm tin dẫn đến tăng khả năng thu hút khách hàng và đối tác. Đây là yếu tố sống còn trong ngành Du lịch & Khách sạn, Resort, nơi mà trải nghiệm và đánh giá của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Sự cải thiện liên tục trong chất lượng thông tin cũng phản ánh khả năng thích nghi nhanh chóng của các doanh nghiệp trước những yêu cầu khắt khe về minh bạch và độ tin cậy trong thời đại số hóa.

Hình 11: Chất lượng thông tin của doanh nghiệp Du lịch & Khách sạn, Resort giai đoạn 2022-2024

Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media Coding các doanh nghiệp ngành Du lịch & Khách sạn, Resort từ tháng 10/2019 – 09/2024

Bảng xếp hạng Top 10 Công ty Du lịch uy tín & Top 5 Khách sạn, Resort uy tín năm 2024 là kết quả nghiên cứu độc lập và khách quan của Vietnam Report được công bố thường niên từ năm 2017, dựa trên phương pháp Media Coding (mã hóa dữ liệu báo chí) trên truyền thông đã được Vietnam Report và các đối tác ứng dụng từ năm 2012, kết hợp nghiên cứu chuyên sâu các ngành trọng điểm, có tiềm năng tăng trưởng cao như: Bất động sản, Xây dựng, Công nghệ, Ngân hàng, Bảo hiểm, Thực phẩm – Đồ uống, Bán lẻ…

Phương pháp nghiên cứu phân tích truyền thông để đánh giá uy tín của các công ty dựa trên học thuyết Agenda Setting về sự ảnh hưởng, tác động của truyền thông đại chúng đến cộng đồng và xã hội được 2 giáo sư Maxwell McCombs và Donald L. Shaw chính thức công bố vào năm 1968, được Vietnam Report và các đối tác hiện thực hóa và áp dụng. Theo đó, Vietnam Report đã sử dụng phương pháp Branch Coding (đánh giá hình ảnh của công ty trên truyền thông) để tiến hành phân tích uy tín của doanh nghiệp Du lịch – Khách sạn, Resort tại Việt Nam.

Vietnam Report tiến hành mã hóa (coding) các bài báo viết về các doanh nghiệp Du lịch & Khách sạn, Resort được đăng tải trên các đầu báo, kênh có ảnh hưởng tại Việt Nam trong thời gian từ tháng 10/2023 đến tháng 9/2024, đánh giá theo ở cấp độ câu chuyện (story – level) về 24 khía cạnh hoạt động cụ thể của các công ty từ sản phẩm, kết quả kinh doanh, thị trường… tới các hoạt động và uy tín của lãnh đạo công ty. Các thông tin được lựa chọn để mã hóa (coding) dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản: Tên công ty xuất hiện ngay trên tiêu đề của bài báo, hoặc tin tức về công ty được đề cập tối thiểu chiếm 5 dòng trong bài báo, đây được gọi là ngưỡng nhận thức – khi thông tin được đánh giá là có giá trị phân tích. Các thông tin được đánh giá ở các cấp độ: 0: Trung lập; 1: Tích cực; 2: Khá tích cực; 3: Không rõ ràng; 4: Khá tiêu cực; 5: Tiêu cực. Tuy nhiên, thống kê lại, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 cấp bậc để đánh giá cuối cùng, bao gồm: Trung lập (gồm 0 và 3), tích cực (1 và 2), và tiêu cực (4 và 5).

Những nhận định trong thông cáo mang tính tổng quát và tham khảo cho các doanh nghiệp, đối tác; không phải nhận định cá nhân và không phục vụ mục đích hay nhu cầu của bất cứ nhà đầu tư cụ thể nào. Do đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

Lễ công bố chính thức bảng xếp hạng và tôn vinh Top 10 Công ty Du lịch uy tín & Top 5 Khách sạn, Resort uy tín năm 2024 được tổ chức vào tháng 01 năm 2025 tại Hà Nội.

Mọi chi tiết xin vui lòng truy cập website của Ban Tổ chức: https://toptenvietnam.vn/.

Image

Hội thảo: Giải pháp và chiến lược cho ngành khách sạn – Nền tảng cho sự phát triển bền vững


Ngày 9/12/2024, tại Cung Hội nghị Quốc tế Furama Đà Nẵng, Hội Khách sạn Đà Nẵng đã tổ chức thành công Hội thảo “Giải pháp và chiến lược cho ngành khách sạn”, thu hút gần 300 lãnh đạo và quản lý cấp cao từ các khách sạn trên địa bàn thành phố tham dự.

Sự cần thiết của hội thảo

Đà Nẵng hiện là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với hệ thống cơ sở lưu trú phong phú. Theo thống kê, toàn thành phố có 1.281 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 46.256 phòng, trong đó:

•   Cơ sở lưu trú 4-5 sao và tương đương: 110 cơ sở với 21.293 phòng

•   Cơ sở lưu trú 3 sao và tương đương: 101 cơ sở với 6.672 phòng

•   Cơ sở lưu trú 2 sao trở xuống: 1.077 cơ sở với 18.291 phòng

Ông Nguyễn Đức Quỳnh – Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, Chủ tịch Hội khách sạn Đà Nẵng, nhận định:“Trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành du lịch trong nước và thế giới, hội thảo này mang đến cái nhìn toàn cảnh, từ số liệu thống kê cụ thể từ thị trường du lịch, đến các kế hoạch quảng bá từ Sở Du lịch và những chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong ngành du lịch, quản lý khách sạn.”

“Hội thảo mang tính chất hai chiều, khi thông tin được diễn giả uy tín chia sẻ, đồng thời những câu hỏi, vướng mắc đã được đặt ra và thảo luận từ Lãnh đạo, cán bộ quản lý khách sạn tại Đà Nẵng. Đây là nền tảng để các lãnh đạo, quản lý khách sạn tại Đà Nẵng xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, gia tăng sức cạnh tranh và khẳng định vị thế của ngành du lịch thành phố trong tương lai.” – ông Quỳnh chia sẻ thêm.

Nội dung hội thảo

Hội thảo bao gồm ba phiên trình bày chính:

1. Tình hình kinh doanh và dự báo 2025

Bà Lã Thị Hải Hà, Quản lý Vùng Cấp Cao của Agoda, đã mang đến cái nhìn toàn diện về thị trường du lịch, những xu hướng chính trong năm 2025, cũng như các cơ hội và thách thức mà ngành khách sạn cần đối mặt.

2. Kế hoạch và chiến lược du lịch Đà Nẵng 2025

Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Trưởng phòng Quản lý Lữ hành – Sở Du lịch Đà Nẵng, chia sẻ về kế hoạch phát triển du lịch Đà Nẵng trong năm tới. Các nội dung tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường quốc tế và thu hút khách du lịch cao cấp.

3. Quản trị tài chính hiệu quả: Nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững

Bà Phan Uyên Trang, Giám đốc Tài chính Khách sạn Caravelle Sài Gòn, đã cung cấp những giải pháp thiết thực trong quản trị tài chính, nhấn mạnh vai trò của việc kiểm soát chi phí và tối ưu nguồn lực để đảm bảo sự bền vững trong vận hành.

Thành công và ý nghĩa

Hội thảo không chỉ mang lại những góc nhìn chiến lược và kinh nghiệm thực tiễn mà còn tạo cơ hội để các lãnh đạo trong ngành kết nối, trao đổi và xây dựng các mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Hội thảo “Giải pháp và chiến lược cho ngành khách sạn” đã khẳng định vai trò của Hội Khách sạn Đà Nẵng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương, góp phần nâng cao chất lượng ngành du lịch và vị thế của Đà Nẵng trên bản đồ du lịch quốc tế.

 

Image

Gói Thành Viên Chăm Sóc Sức Khỏe & Yoga tại V-Senses Wellness & Spa


Cùng đắm mình vào không gian thanh bình và thư giãn với Gói Thành Viên Chăm Sóc Sức Khỏe & Yoga tại V-Senses Wellness & Spa. Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Giri (Wellness Master), các chương trình của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện thể chất mà còn mang đến một hành trình toàn diện, nuôi dưỡng sự kết nối hài hòa giữa cơ thể, tâm trí và tinh thần.

Với mục tiêu giúp bạn đạt được sự bình yên nội tâm và cân bằng, các buổi tập của ông Giri được thiết kế phù hợp cho mọi cấp độ—dù bạn mới bắt đầu hay đã là người tập yoga lâu năm. Phương pháp của ông sẽ giúp bạn khám phá những khía cạnh mới của sức khỏe, hướng tới một lối sống hài hòa và cân bằng không chỉ trên thảm tập mà còn trong cuộc sống hàng ngày.

Gói thành viên của chúng tôi mang đến cho bạn cơ hội tiếp cận một không gian yên bình, nơi bạn có thể trải nghiệm nhiều phong cách yoga, các phương pháp thiền định và thực hành chăm sóc sức khỏe toàn diện. Hãy cảm nhận sự thay đổi tích cực, sự tĩnh lặng trong tâm hồn và nâng cao sức sống của bạn ngay hôm nay!

 

Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn trải nghiệm Gói Thành Viên Chăm Sóc Sức Khỏe & Yoga tại V-Senses Wellness & Spa và nâng tầm phong cách sống của bạn với những đặc quyền như ưu đãi spa, sử dụng hồ bơi của khu nghỉ dưỡng, các hoạt động trên bãi biển và nhiều hơn thế nữa. Dù bạn tìm kiếm sự thư giãn hay một kỳ nghỉ tràn đầy năng lượng, các gói thành viên được thiết kế riêng của chúng tôi đảm bảo sự kết hợp hoàn hảo giữa rèn luyện sức khỏe, tĩnh lặng và giải trí. Với nhiều ưu đãi dành cho bạn bè và các chương trình đặc biệt trên nhiều dịch vụ, gói thành viên này chính là cánh cửa đưa bạn đến hành trình chăm sóc sức khỏe toàn diện và trải nghiệm trọn vẹn. Vui lòng tham khảo bảng giá ưu đãi kèm với những đặc quyền khi đăng ký gói thành viên ở bên dưới:

 


Quy định của Phòng Tập Yoga tại V-Senses Wellness & Spa

🔸Thời gian hoạt động: Từ 6:00 sáng đến 6:00 chiều. Lịch học sẽ theo “Các hoạt động wellness hàng ngày” của chúng tôi.

🔸Đăng ký tham gia: Vui lòng ghi rõ tên và số phòng khi tham gia lớp học.

🔸Đúng giờ: Khách cần đến trước giờ học. Nếu đến muộn 10 phút, vui lòng tham gia lớp kế tiếp.

🔸Thời gian sau bữa ăn: Tham gia lớp học sau khi ăn ít nhất 3 tiếng.

🔸Trang phục: Mặc quần áo thoải mái, dễ vận động.

🔸Ngưng tập nếu có triệu chứng: Dừng tập ngay và thông báo cho huấn luyện viên nếu bạn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn hoặc đau khớp.

🔸Bảo quản tài sản: Để túi xách, vật dụng cá nhân và thiết bị điện tử trong tủ khóa. Điện thoại phải để chế độ im lặng. Kiểm tra lại đồ dùng cá nhân trước khi rời đi.

🔸Không sử dụng chất kích thích: Không dùng rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khi tham gia lớp học để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bản thân và người khác.

🔸Không mang thức ăn: Không mang thức ăn vào phòng tập.

🔸Trẻ em: Trẻ dưới 12 tuổi không được tham gia các lớp wellness.

🔸Giữ vệ sinh chung: Vứt rác đúng nơi quy định và giữ yên lặng trong phòng.

Lưu ý: Để đảm bảo sức khỏe và an toàn, chúng tôi trân trọng yêu cầu mọi người tuân thủ các quy định trên nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình tập luyện. Ban quản lý Furama Resort không chịu trách nhiệm với các tai nạn hoặc chấn thương xảy ra do vi phạm quy định hoặc khi tập luyện tại phòng wellness.

Đăng ký ngay tại số: 0236 3847 333 – Ext 16 | Hotline: 0839 30 5858 | Email: spa@furamavietnam.com

Tìm hiểu thêm về bậc thầy Yoga & Wellness – ông Giri Raj Timshina: GIỚI THIỆU BẬC THẦY YOGA THẾ GIỚI TẠI QUẦN THỂ DU LỊCH QUỐC TẾ FURAMA – ARIYANA ĐÀ NẴNG

Image

Hội đàm “Kết nối du lịch Việt Nam – Trung Quốc”


Ngày 8 tháng 12 năm 2024, tại Furama Resort Đà Nẵng đã diễn ra cuộc họp cấp cao giữa Tập đoàn Lữ hành Trung Quốc Cục Du lịch Việt Nam nhằm thảo luận về các nỗ lực hợp tác thúc đẩy du lịch và tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thành phần tham dự:

Đoàn đại biểu Trung Quốc

1. Giản Dịch ,Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn China Travel

2. Trình Xuân Hoa – Phó Tổng Giám đốc Bộ phận Kinh doanh Quốc tế, Tập đoàn Lữ hành Trung Quốc

3. Ngô Minh Nguyên – Ủy viên Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Công ty Du lịch thuộc Tập đoàn Lữ hành Trung Quốc

4. Trần Hành Liêm – Tổng Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Visa Trung Quốc tại Việt Nam

5. Bà Trần Thị Nga, Phụ trách Trung tâm Visa Đà Nẵng, Trung tâm Dịch vụ Visa Trung Quốc tại Việt Nam (Phiên dịch cuộc họp)

6. Đường Thư, Bộ phận Du lịch MICE, China International Conference & Exhibition Company

Đoàn đại biểu Việt Nam:

1. Ông Hà Văn Siêu – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam

2. Ông Nguyễn Quý Phương – Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam

3. Ông Cao Trí Dũng – Chủ tịch Liên chi hội Lữ hành Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Chủ tịch Công ty Việt Nam TravelMart.

4. Ông Nguyễn Đức Quỳnh – Phó Chủ tịch Liên Chi hội Khách sạn Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Khách sạn Đà Nẵng, Tổng Giám đốc Công ty CP Khu du lịch Bắc Mỹ An (Furama Đà Nẵng)

Nội dung chính:

Cuộc họp tập trung vào việc tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực du lịch, giao lưu văn hóa và phát triển thương mại.

(a) Giới thiệu của Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Lữ hành Trung Quốc, ông Giản Dịch:

1. Tập đoàn Lữ hành Trung Quốc là doanh nghiệp trung ương thuộc Chính phủ Trung Quốc, cũng là doanh nghiệp duy nhất trong số các doanh nghiệp trung ương chuyên về du lịch. Tập đoàn hiện sở hữu tài sản trị giá 50 tỷ USD, có 43.000 nhân viên và mang lại lợi nhuận khoảng 1 tỷ USD mỗi năm, với 60 chi nhánh trên toàn cầu.

2. Tại Việt Nam, Tập đoàn có ba trung tâm visa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Trong năm 2024, Tập đoàn đã xử lý 340.000 hồ sơ visa cho người dân Việt Nam sang Trung Quốc.

3. Tập đoàn cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ trong các dự án hợp tác, đặc biệt là Khu du lịch xuyên quốc gia Trung – Việt tại thác Bản Giốc. Dự án này đã đi vào vận hành từ ngày 15/09/2023 và là một trong những dự án trọng điểm giữa hai nước, với khoảng 15.000 lượt khách, bao gồm 9.000 khách Trung Quốc và 6.000 khách Việt Nam.

4. Tập đoàn cũng phát triển các dự án du thuyền, dự kiến từ tháng 4 năm 2025 sẽ khai thác hai tuyến: Hồng Kông – Hạ Long – Đà Nẵng và Quảng Châu – Đà Nẵng – Hạ Long, với tần suất mỗi tuần một chuyến.

5. Trong năm 2024, Tập đoàn đã tổ chức hai sự kiện giao lưu do Ủy ban Quản lý Tài sản Quốc gia Trung Quốc chỉ đạo, mỗi sự kiện có khoảng 300 doanh nhân Việt Nam tham gia tại Trung Quốc. Tập đoàn hy vọng có thể xây dựng cơ chế tổ chức các hoạt động giao lưu, quảng bá văn hóa và thương mại, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước.

6. Về mảng miễn thuế (CDF), Tập đoàn đang nghiên cứu khả năng mở rộng tại Việt Nam. Hiện tại, CDF là một trong hai tập đoàn miễn thuế lớn nhất thế giới và đứng đầu tại Trung Quốc.

Tập đoàn mong muốn đóng góp vào sự phát triển du lịch, văn hóa và thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

(b) Phát biểu của Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, ông Hà Văn Siêu:

1. Cảm ơn Phó Tổng Giám đốc Giản Dịch đã chia sẻ thông tin rất ý nghĩa, giúp hiểu rõ hơn về Tập đoàn Lữ hành Trung Quốc và các hoạt động hợp tác hiệu quả với Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao vai trò của một doanh nghiệp lớn như Tập đoàn và hy vọng Tập đoàn sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển du lịch hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc.

2. Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn với du khách Trung Quốc. Năm 2019, Việt Nam đón 6 triệu lượt khách Trung Quốc, trong khi có 8 triệu lượt khách Việt Nam đến Trung Quốc. Năm 2024, lượng khách dự kiến sẽ phục hồi như trước đại dịch.

3. Chúng tôi đồng ý với các đề xuất từ phía Tập đoàn, đặc biệt là việc tổ chức các sự kiện giao lưu, hợp tác nhằm kết nối các doanh nghiệp hai nước. Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng và ông Cao Trí Dũng sẽ làm đầu mối để phối hợp. Chúng tôi mong muốn Tập đoàn tham gia các hội chợ do Việt Nam tổ chức tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm.

(c) Phát biểu của ông Cao Trí Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng:

1. Năm 2019, Đà Nẵng đón 1 triệu lượt khách Trung Quốc trong tổng số 6 triệu lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại chưa có chuyến bay thẳng từ Đà Nẵng đến Trung Quốc. Chúng tôi đề nghị Trung tâm Visa Trung Quốc cung cấp thêm thông tin và hỗ trợ để quảng bá dịch vụ visa.

2. Về du thuyền, cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) và cảng Chân Mây (Huế) đang đón nhiều du khách Trung Quốc. Hiệp hội sẵn sàng hỗ trợ bán vé hành trình từ Việt Nam về Trung Quốc.

3. Về miễn thuế, hiện tại tại Đà Nẵng chỉ có Lotte Duty Free. Nếu Tập đoàn có kế hoạch triển khai, Hiệp hội sẽ hỗ trợ kết nối với chính quyền Đà Nẵng.

4. Chúng tôi cũng hy vọng có thể khôi phục các chuyến bay thẳng hoặc chuyến bay charter giữa Đà Nẵng và Trung Quốc.

(d) Phát biểu của ông Nguyễn Đức Quỳnh – Chủ tịch Hội Khách sạn Đà Nẵng, Tổng Giám đốc Công ty CP Khu du lịch Bắc Mỹ An (Furama Đà Nẵng)

1. Tập đoàn Furama hiện hoạt động trong các lĩnh vực khách sạn, ngân hàng (HD Bank) và hàng không (Vietjet Air). Chúng tôi hy vọng có thể đón thêm nhiều du khách Trung Quốc và cung cấp địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo lớn với sức chứa lên đến 3.000 người.

2. Chúng tôi mong muốn hợp tác phát triển cửa hàng miễn thuế cung cấp sản phẩm du lịch, trung tâm thương mại và siêu thị.

Lãnh đạo hai bên nhất trí rằng nên tận dụng xu hướng du lịch của giới trẻ để thúc đẩy quảng bá du lịch giữa hai nước.

Image

Hội Thảo “Thấu Hiểu Khách Hàng: Chiến Lược Tối Ưu Hóa Doanh Thu Từ Khách Hàng Nội Địa Và Quốc Tế”


Ngày 06/12/2024, ông Nguyễn Đức Quỳnh, Tổng Giám đốc Công ty CP Khu du lịch Bắc Mỹ An (Furama Resort Đà Nẵng), đã tham gia toạ đàm tại hội thảo chuyên đề “Thấu hiểu khách hàng: Chiến lược tối ưu hóa doanh thu từ khách hàng nội địa và quốc tế”. Sự kiện quy tụ khoảng 300 đại biểu, bao gồm các nhà đầu tư khách sạn, các tập đoàn quản lý khách sạn, giám đốc từ các khách sạn 3-5 sao, lãnh đạo các cơ quan quản lý du lịch trung ương và địa phương, Hiệp hội Du lịch, cùng các chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực khách sạn.

Tại buổi tọa đàm, ông Quỳnh đã thảo luận sâu về:
• Hành vi khách du lịch: Đề xuất cách tạo ra các sản phẩm du lịch mới nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng, đặc biệt là đối tượng khách gia đình.
• Kinh nghiệm du lịch bền vững: Giới thiệu các dịch vụ du lịch kết nối văn hóa và thiên nhiên, điển hình như dự án hợp tác với Hợp tác xã Viet Farm và Hội Khách Sạn Đà Nẵng để tổ chức các tour khám phá nông thôn, trải nghiệm cuộc sống của đồng bào dân tộc.
• Phát triển kinh tế bền vững tại Tây Giang: Ông Quỳnh chia sẻ sáng kiến đưa nông sản độc đáo của đồng bào dân tộc tại xã Tr’Hy, Quảng Nam, đến với khách hàng trong và ngoài nước. Các sản phẩm như gà đen H’Mong, vịt cỏ, bầu, bí xanh, chè dây… được phân phối tới các khách sạn cao cấp và siêu thị Mena Gourmet Market.

Ông nhấn mạnh “Sáng kiến này không chỉ thúc đẩy kinh tế vùng núi Tây Giang mà còn giúp bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam, tạo dựng hệ sinh thái tiêu dùng xanh và bền vững. Furama Resort Đà Nẵng cùng với Menas cam kết đồng hành cùng người nông dân, đưa nông sản chất lượng cao đến gần hơn với khách hàng trong nước và quốc tế.”


Cũng tại sự kiện, Công ty Menas mang đến hàng loạt các sản phẩm đặc sắc và cao cấp từ siêu thị Mena Gourmet Market:
• Bộ sưu tập giỏ quà Tết 2025: Thiết kế tinh tế, đáp ứng đa dạng ngân sách khách hàng, phù hợp cho cả cá nhân và doanh nghiệp.
• Sản phẩm cao cấp nhập khẩu: Các mặt hàng chính hãng từ Nga và nhiều loại bánh kẹo đặc sắc.
• Nông sản Tây Giang: Đa dạng từ bầu, bí đao, dưa leo núi, đến hoa chuối, chè dây và hạt tiêu rừng.

Gian hàng của Mena Gourmet Market thu hút sự chú ý của đông đảo lãnh đạo cấp cao, các nhà đầu tư và các đại diện từ Hiệp hội Khách sạn Việt Nam. Sự kiện hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển mới giữa Menas và các đối tác trong ngành.


Mena Gourmet Market tọa lạc tại tầng B1 của Menas Mall Saigon Airport (TTTM gần sân bay Tân Sơn Nhất), thuộc khu phức hợp Mena Town rộng hơn 2.000m². Mena Town không chỉ là điểm đến mua sắm mà còn tích hợp nhiều tiện ích khác như khu vui chơi trẻ em MenaWorld, nhà hàng L’Amuse Gourmet Bistro and Café, và cửa hàng hoa Fleurs de Mena. Tất cả những tiện ích này kết hợp hài hòa, tạo nên một điểm đến mua sắm, giải trí và ẩm thực hấp dẫn tại khu vực phía Bắc TP.HCM, thu hút sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước.

Xem thêm tại: www.facebook.com/menagourmetmarket

Image

V-SENSES WELLNESS & SPA ĐẠT GIẢI THƯỞNG SPA TOÀN CẦU HAUTE GRANDEUR HAI NĂM LIÊN TIẾP


V-Senses Wellness & Spa – thương hiệu chăm sóc sức khỏe do Quần thể du lịch quốc tế Furama – Ariyana Đà Nẵng phát triển tiếp tục khẳng định vị thế đi đầu khi hai năm liên tiếp chiến thắng giải thưởng Spa toàn cầu – Haute Grandeur. 

Tiếp tục nối dài chuỗi giải thưởng uy tín về SPA, V-Senses Wellness & Spa được tín nhiệm và vinh danh tại giải thưởng Haute Grandeur Global 2024. Giải thưởng là sự ghi nhận của quốc tế về chất lượng dịch vụ cũng như phương pháp trị liệu của các thương hiệu SPA dựa trên tiêu chí xếp hạng và phản hồi của khách hàng với các hạng mục danh giá: “Best Spa Destination in Asia, Best Spa Getaway in Asia, Best Luxury Spa in Vietnam, Best Resort Spa in Vietnam & Best Signature Spa Treatment in Vietnam”

 

Nằm trong khu vườn nhiệt đới xanh mát của Furama Resort Đà Nẵng, V-Senses Wellness & Spa là thiên đường thư giãn dành cho những ai muốn tìm lại sự cân bằng hoàn hảo giữa cơ thể và tâm hồn. 

Lấy cảm hứng từ 5 giác quan, mỗi liệu pháp tại V-Senses đều là một hành trình khám phá bản thân. Từ những nguyên liệu thiên nhiên quý giá đến những bài thuốc cổ truyền, tất cả đều được tuyển chọn kỹ lưỡng để mang đến hiệu quả tối ưu. V-Senses trở thành điểm đến đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong, giúp bạn cân bằng năng lượng cuộc sống.

Theo Bà Sheinette Ivy Gonda Sevilla – Giám đốc Sức khỏe và Spa của V-sense Wellness & Spa chia sẻ: “Chúng tôi vô cùng tự hào khi nhận được Giải thưởng Spa toàn cầu Haute Grandeur 2024. Đây là sự công nhận cho nỗ lực của chúng tôi trong việc nghiên cứu, cung cấp dịch vụ xuất sắc và các liệu pháp độc đáo, phục vụ quý khách hàng và là động lực để chúng tôi không ngừng phát triển.”

 

Xem thêm tại: www.vsensesvietnam.com

 

Image

Minigame “Bắt trọn khoảnh khắc Giáng sinh, rinh ngay phần quà hấp dẫn” cùng Furama Resort Đà Nẵng


Giáng sinh đang đến thật gần, và Furama Resort Đà Nẵng đã khoác lên mình bộ áo mới. Với những ánh đèn lung linh, những chú tuần lộc đáng yêu và người tuyết thân thiện, khu nghỉ dưỡng như một xứ sở mùa đông kỳ diệu. Mỗi góc nhỏ tại cổng chính của Furama Resort Đà Nẵng đều được trang trí tỉ mỉ, tạo nên không gian lưu giữ những bức ảnh kỷ niệm đáng nhớ!

Hãy cùng Furama Resort Đà Nẵng tham gia cuộc thi ảnh “Bắt trọn khoảnh khắc Giáng sinh” và có cơ hội giành nhiều phần quà hấp dẫn!

Điều Khoản và Điều Kiện Tham Gia Mini Game

🔸Thời Gian Tham Gia:

Mini game sẽ diễn ra từ ngày 09/12/2024 đến 18/12/2024. Bất kỳ bài đăng nào sau thời gian này sẽ không được xem xét.

Ban tổ chức sẽ tiến hành quay số ngẫu nhiên chọn ra người may mắn vào đúng 10:00 sáng ngày 20/12/2024.

🔸Đối Tượng Tham Gia:

Người chơi tham gia không giới hạn độ tuổi và quốc tịch.

🔸Cách Thức Tham Gia:

Bước 01: Cùng bạn bè và người thân chụp những bức ảnh xinh xắn với trang trí Giáng sinh lung linh tại cổng chính Furama Resort Đà Nẵng.

Bước 02: Chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ lên trang Facebook cá nhân, check-in tại Furama Resort Đà Nẵng và sử dụng hashtag #FuramaFestive2024.

Bước 03: Furama Resort Đà Nẵng sẽ chọn ra những người chiến thắng may mắn thông qua quay số ngẫu nhiên!

🔸Cách Thức Tham Gia:

01 Giải nhất: 02 vé tham dự Lễ đón Giáng sinh và Dạ tiệc Buffet sang trọng tại Cung Hội nghị Quốc tế Furama vào tối ngày 24/12/2024

01 Giải nhì: 02 vé tham dự Dạ tiệc Buffet Hải sản & Bít tết ngày Giáng sinh tại nhà hàng Café Indochine vào tối 25/12/2024

01 Giải ba: 02 vé tham dự Dạ tiệc Buffet Hải sản & Bít tết Ngày đầu năm mới tại nhà hàng Café Indochine vào tối ngày 01/01/2025

02 Giải khuyến khích: Mỗi giải 02 vé tham dự tiệc buffet trà chiều và bánh ngọt tại Hải Vân Lounge.

🔸Quy Định Chung:

Ban tổ chức có quyền từ chối hoặc hủy bỏ giải thưởng nếu phát hiện bất kỳ hành vi gian lận hoặc không tuân thủ các điều khoản tham gia.

Giải thưởng không có giá trị quy đổi thành tiền mặt hoặc chuyển nhượng cho người khác.

Trong mọi trường hợp, quyết định của Ban tổ chức về kết quả mini game đều là quyết định cuối cùng.

🔸Quyền Riêng Tư & Sử Dụng Thông Tin:

Bằng việc tham gia mini game, người tham gia đồng ý cho Ban tổ chức sử dụng hình ảnh trong các hoạt động quảng bá mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào.

Bảng cập nhật danh sách người chơi:

Tên Người ChơiLink bài viết
An PhaLINK
Khải PhanLINK
Phượng LêLINK
Đồng BảoLINK
Tín HigoLINK
Ngô LinhLINK
Trương Mỹ DungLINK
Thanh DuongLINK
Trương LĩnhLINK
Haru VoLINK
Phượng VỹLINK
Huy AnhLINK
Thùy DươngLINK
Võ DiệuLINK
Huyen LeLINK
Phạm TuyếtLINK
My TrầnLINK
Trang Phan
LINK
Phan PhongLINK
Yen HoangLINK
Nguyễn Tường VyLINK
Nguyễn Hà GiangLINK
Nguyễn VanLINK
Nhái NguyễnLINK
Vũ Hải AnhLINK

Xem Video Quay Thưởng May Mắn TẠI ĐÂY.

Image

HỘI ĐÀM UNESCO VÀ HIỆP HỘI DU LỊCH ĐÀ NẴNG BÀN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH BỀN VỮNG


Đà Nẵng, ngày 1/12/2024 – Tại khu nghỉ dưỡng Furama Resort Đà Nẵng, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cùng UNESCO tổ chức buổi trao đổi với chủ đề “Xây dựng ngành du lịch Đà Nẵng phát triển bền vững”. Sự kiện có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về du lịch bền vững, đại diện từ Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, UNESCO, và Tập đoàn SOVICO – đối tác chiến lược của UNESCO.

Phía UNESCO tham dự:
• Ông Peter DeBrine, Giám đốc Chương trình Du lịch bền vững tại Trung tâm Di sản thế giới UNESCO Paris.
• Bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng Ban Văn hóa, UNESCO Hà Nội.
• Bà Lê Anh Thư, Cán bộ Dự án Văn hóa, UNESCO.

Ông Peter DeBrine (thứ 2 từ trái sang) và bà Phạm Thị Thanh Hường (ngoài cùng bên phải) nhận quà lưu niệm từ Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng

Phía Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng có sự góp mặt của:
• Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng.
• Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội, Chủ tịch Hội Khách sạn Đà Nẵng. Ngoài ra, buổi gặp mặt còn có sự tham gia của các đại biểu từ Tập đoàn SOVICO, đơn vị đối tác chiến lược của UNESCO, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững tại Việt Nam.

Đại diện Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng tham dự sự kiện (Từ phải sang, ông Cao Trí Dũng và ông Nguyễn Đức Quỳnh).

Hội đàm tập trung vào việc thảo luận các giải pháp để thúc đẩy du lịch Đà Nẵng phát triển bền vững, dựa trên tiêu chí ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị). Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, nhấn mạnh: “Chúng tôi kỳ vọng UNESCO có thể hỗ trợ Hiệp hội với các chỉ dẫn cụ thể, lộ trình rõ ràng và cách thức thực hiện để các hội viên, các câu lạc bộ trực thuộc Hiệp hội áp dụng hiệu quả mô hình phát triển bền vững ESG. Điều này không chỉ giúp ngành du lịch Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ mà còn bảo tồn được giá trị văn hóa, thiên nhiên và cộng đồng.”

Ông Peter DeBrine, đại diện UNESCO, khẳng định: “UNESCO cam kết hỗ trợ Đà Nẵng trở thành hình mẫu về phát triển du lịch bền vững, thông qua các chương trình đào tạo, tư vấn và kết nối quốc tế. Phát triển du lịch không chỉ là khai thác kinh tế, mà còn phải hài hòa với thiên nhiên, văn hóa và xã hội.”

Bà Phạm Thị Thanh Hường từ UNESCO Hà Nội bổ sung: “Đà Nẵng có tiềm năng lớn để trở thành trung tâm du lịch bền vững của khu vực. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Hiệp hội trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, chính sách phù hợp để đạt được mục tiêu này.”

Buổi hội đàm cũng ghi nhận sự đóng góp ý kiến từ Tập đoàn SOVICO, đối tác chiến lược của UNESCO, trong việc đề xuất các giải pháp tài trợ và triển khai mô hình du lịch bền vững trên quy mô lớn. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc định hướng phát triển ngành du lịch Đà Nẵng theo các tiêu chuẩn bền vững quốc tế, với sự đồng hành của các đối tác chiến lược và tổ chức hàng đầu thế giới.

Image

Quần thể du lịch Furama – Ariyana Đà Nẵng công bố dự án Câu lạc bộ “Furama Pickleball Club”


Furama Resort Đà Nẵng chính thức công bố dự án Câu lạc bộ “Furama Pickleball Club”, xây dựng hai cụm sân Pickleball với tổng cộng 14 sân, đặt tại Furama Villas Đà Nẵng và khuôn viên Cung hội nghị Quốc tế Ariyana Đà Nẵng. Tọa lạc trên tuyến đường “Khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao” Võ Nguyên Giáp, “Furama Pickbleball Club” là dự án tiên phong trong lĩnh vực thể thao của Furama Resort Đà Nẵng nhằm mang đến trải nghiệm giải trí và thi đấu đẳng cấp cho du khách và cộng đồng yêu thích môn thể thao Pickleball.

Được cố vấn thiết kế bởi ông Jan David – người sáng lập Pickleball Global và chủ tịch Giải vô địch Pickleball thế giới, dự án “Furama Pickleball Club” được xây dựng theo các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các giải thi đấu Pickleball toàn cầu. “Furama Pickleball Club” sẽ mở cửa phục vụ khách địa phương và gia tăng trải nghiệm du lịch cho các du khách trong nước và Quốc tế khi lưu trú tại Quần thể du lịch Quốc tế Furama – Ariyana Đà Nẵng nói riêng, và du lịch thành phố Đà Nẵng nói chung.

Quần thể du lịch Quốc tế Furama – Ariyana Đà Nẵng

Ông Gentzsch Andre Pierre – Tổng Giám đốc Điều hành Quần thể Du lịch Furama – Ariyana Đà Nẵng cho biết: “Cách trung tâm thành phố chỉ 10 phút di chuyển, Furama Pickleball Club dự kiến hoàn thành vào giữa tháng 12 năm 2024, với 7 sân tại Furama Villas Đà Nẵng và 7 sân tại Cung hội nghị Quốc tế Ariyana Đà Nẵng, kết hợp với hệ thống cơ sở vật chất sẵn có của Quần thể du lịch, tạo thành Câu lạc bộ Pickleball hàng đầu Việt Nam, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho các giải đấu Pickleball quy mô trong nước và quốc tế trong tương lai.”

“Nằm trong kế hoạch phát triển kinh doanh, chúng tôi kỳ vọng vào việc hợp tác với các Hiệp hội, Câu lạc bộ Pickleball trên toàn quốc và Quốc tế, qua đó, có thể tổ chức các sự kiện tầm cỡ, xây dựng cộng đồng yêu mến Pickleball trong khu vực. Hơn thế nữa, chúng tôi kỳ vọng và việc hợp tác kinh doanh với các đơn vị lưu trú khác (không có sẵn cơ sở vật chất) để tạo ra gói sản phẩm, quảng bá, thu hút và nâng cao trải nghiệm du lịch của du khách khi đến với thành phố biển Đà Nẵng xinh đẹp.”

Giai đoạn thi công sân cụm sân Pickleball

Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, Chủ tịch Hội khách sạn Đà Nẵng nhận định: “Là đầu tàu du lịch của miền Trung Việt Nam, ngành du lịch Đà Nẵng đang phát triển nhanh chóng và giới thiệu ngày càng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, trong đó phải kể đến tiềm năng phát triển du lịch thể thao. Chúng tôi hoan nghênh các đơn vị kinh doanh du lịch đầu tư vào các sản phẩm mới, đặc biệt là du lịch thể thao. Với những dự án thể thao được đầu tư chỉn chu và theo tiêu chuẩn quốc tế, sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho du lịch chung của thành phố Đà Nẵng.”

“Năm 2024, Đà Nẵng đã được chọn là thành phố đăng cai tổ chức Lễ hội bóng đá Việt Nam – Brazil 2024, Giải chạy Đà Nẵng – Danang International Marathon, Giải chạy chân trần trên biển 2024, Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á 2024, Giải BRG Open Golf Championship Danang 2024,… mang lại những tiếng vang lớn không chỉ trong nước mà còn quốc tế, và thu hút đông đảo du khách quan tâm, tham dự.” – Ông Quỳnh chia sẻ thêm.

Call Now